Cây gỗ cẩm (trắc lai)
Cẩm lai là loại cây mà giá trị gỗ được xếp vào hạng cao, cẩm lai thuộc nhóm cây họ đậu, phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam như: ĐăkLăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai. Gỗ cẩm lai là loại gỗ có tốt độ sin trưởng chậm, phù hợp với những nơi đất ẩm ven sông suối hay đồng bằng, feralit xám trên cát kết hay phù sa cổ có tầng dày, thoát nước. Cây ưa sáng, lúc nhỏ chịu nóng.
Gỗ cẩm lai là loại gỗ khá phổ biến nên rất dễ để phân biệt với những loại gỗ khác, với chất gỗ tốt, rất đanh và chắc, vân gỗ nét đẹp, điều đặc biệt là gỗ này rất bền với thời gian, đây chính là loại gỗ rất được ưa thích là các đồ thủ công mĩ nghệ, trang trí và đồ tiện khảm. Gỗ Cẩm Lai là dòng gỗ thuộc nhón IA, là nhóm gỗ được cảnh báo và xếp vào danh sách cần được bảo tồn của thế giới.
Có nơi người ta phân loại gỗ Cẩm Lai theo nguồn gốc xuất xứ là gỗ Cẩm Lai Nam Phi, gỗ Cẩm Lai Lào và gỗ Cẩm Lai Việt Nam. Tuy nhiên thì nhiều người không phân biệt được nguồn gốc nên thường dựa vào màu sắc cùng các yếu tố bên ngoài để phân loại.
Tùy màu sắc và đặc điểm bên ngoài mà gỗ Cẩm Lai được phân chia thành 2 loại cơ bản phổ biến nhất là gỗ Cẩm Lai đỏ và gỗ Cẩm Lai đen, chúng được sử dụng làm đồ nội thất cao cấp như giường tủ, bàn ghế, tủ bếp gỗ Cẩm....
Gỗ Cẩm Lai đỏ
Gỗ Cẩm Lai đỏ là loại gỗ khan hiếm và có giá trị cực kỳ cao. Giá trị gỗ sẽ tăng lên theo tuổi thọ của cây và đường kính của thân gỗ. Cấu tạo gỗ Cẩm Lai đỏ có độ cứng, chắc chắn và mùi thơm dịu nhẹ.
Gỗ Cẩm Lai đen
Được đánh giá có giá trị thấp hơn dòng Cẩm Lai đỏ nhưng giá trị sử dụng vẫn được đánh giá cao. Với bề mặt gỗ có độ bóng mịn cao nên sản phẩm làm từ nguyên liệu này bao gồm cả đồ nội thất có hình thức rất thu hút. Bên cạnh đó mùi hương của gỗ cũng có giá trị xua đuổi các loại côn trùng
Cây gỗ cẩm thị
Cẩm thị là loại cây thuộc họ thị, có chiều cao từ 12 - 18m, cỏ cây màu đen, cây cong queo, phân cành nhiều, mềm, gỗ cẩm thị thường phân bố ở các nước Đông Dương ( Việt Nam, Lào, Campuchia). Tại Việt Nam, cây gỗ cẩm thị được phân bố ở các tỉnh như Tây Nguyên, Khánh Hòa, Phan Rang. Ở Cam Rang gỗ cẩm thị được đánh giá rất cao không chỉ ở chất lượng mà còn ở tính thẩm mĩ.
Gỗ cây cẩm thị rất cứng, đanh trắc có tỷ trọng lớn, ít bị nứt vỡ hay mối mọt. Gỗ có nhiều vân, vân gỗ cẩm thị to hơn và nét hơn so với những loại gỗ khác nét hơn cả gỗ mun sọc, chính bởi nét độc đáo riêng biệt này nên gỗ cẩm thị được sử dụng rất nhiều trong sản xuất nhưng đồ mỹ nghệ hay thủ công cao cấp, với độ tương phản đen trắng giữa vân cẩm thị và màu gỗ cũng rất rõ nét đã tạo nên sự độc đáo của loại gỗ này đây cũng chính là loại gỗ có giá trị cao trên thị trường gỗ Việt Nam.
Gỗ cẩm chỉ
Là một trong những loại gỗ có vân gỗ rất đẹp, đúng như cái tên của nó, gỗ cẩm chỉ có những đường vân chạy dọc thân cây nên được người dân gắn cho cái tên là cẩm chỉ, trên thị trường hiện nay, gỗ cẩm chỉ có mức giá trung bình nên được sử dụng rất nhiều trong thiết kế những sản phẩm nội thất, những sản phẩm từ gỗ cẩm thị rất phù hợp với những gia đình có điều kiện kinh tế vừa phải, tuy nhiên việc lựa chọn gỗ cẩm chỉ chính là một lựa chọn cực kì thông minh.
Ngoài những đặc điểm chung, gỗ cẩm chỉ nổi bật với đường vân khá mảnh và nhỏ chạy khắp thân gỗ, mặt gỗ. Với tôm gỗ mịn vân gỗ không có quy luật và rất dày vì vậy gỗ cẩm chỉ có thể làm nên rất nhiều sản phẩm đẹp và lạ mắt.
Gỗ cẩm sừng
Gỗ cẩm sừng có màu đen sẩm tương tự nhưng gỗ mun sừng hay hương sừng tựa như sừng, gỗ này có mùi thum thủm một mùi rất khác biệt với những loại gỗ cẩm khác, nên được người dân gọi là cẩm thối.
Cẩm sừng là loại gỗ có vân rõ nét, có màu đen sẩm được dùng nhiều khi làm những đồ vật mỹ nghệ tạo nên những sản phẩm cực kì độc đáo, mang giá trị thẩm mĩ cao.